Trang

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Danh sách khách hàng lừa đảo xe gắn máy

Danh sách khách hàng lừa đảo xe gắn máy . Thưa các bác, tình hình là có rất nhiều đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp đã lợi dụng việc thuê xe máy bên Hoàng để chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua. Đây là danh sách tên + số điện thoại + số cmt + hình ảnh để các bác cho thuê xe máy công ty khác tham khảo tránh không để các đối tượng này lừa đảo tiếp. Nếu các bác biết ai trong số những kẻ lừa đảo này đang ở đâu xin giúp em thông tin đê em tìm và xử lý. gặp được người là các bác sẽ có chầu nhậu thoả mái + hậu tạ. 1) Phạm Việt Hà : sinh ngày 09/08/1990. Nguyên quán / thường trú tại P cộng Hoà, tx Chí Linh , hải Dương. Số CMT 142655242 cấp 13/4/11 tại Hải Dương. điện thoại 01628132565 ( đang ò e í) Phạm việt Hà là sv của trường kiến trúc Hà nội, từng làm thêm cho kênh 14. Dáng người cao, gầy, ăn nói rất dễ nghe, Hà thuê xe Yamaha taurus màu trắng - đen. biển kiểm soát 73v1-0112. số khung 036315 - số máy 036310. Hợp đồng thuê xe của Hà từ ngày 4/10/2012 đến 6/10/2012. Hà có trở lại trả tiền thuê xe của mấy ngày cũ 1 lần ngày 20/10 và sau đó lặn mất tiêu cho đến nay. Tìm đến nhà trọ Hà thuê thì thấy ông chủ nói Hà chuyển đi nơi khác cùng bạn gái từ lâu ông cũng bảo Hà bị sự săn lùng của các ông chủ cho vay một vay nóng lãi cao??? Theo hd thì Hà đã quá hạn mà không thông báo, phạm tội lợi dụng chiếm đoạt tài sản đấy. Nếu Hà đọc được ttin này và biết quay đầu thì hãy liên lạc với bên anh để người bên anh không làm ảnh hưởng bố mẹ em ở quê + lệnh truy nã toàn quốc thì rất khổ cho em đấy. 2) Đàm Huy Hiếu .9x, số cmt 012698146. dt 0935799579 ( đã có người khác dùng lại số này sau 1 tgian ò e í)Dáng người cao và gầy như nghiện, Đc từng trọ ở :xóm 11 cổ nhuế,từ liêm, hn. Từng là sv trường Aptech nhưng chắc ăn chơi nhảy múa quá nên đã nghĩ ra cách lùa đảo xe máy đi cầm cố. Hợp đồng tx máy của Đàm Huy Hiếu là Honda wave màu đỏ đen. bks 29u6 2991. số khung, 334754, số máy 6334930. Hiên tại Hiếu đã bỏ trốn , Ai đang xử dụng xe máy này có thể liên hệ với Hoàng 0928290000 để Hoàng chuộc lại , hoạc có thể mua lại dk xe biển số trên h bán lại cho. 3)Nguyễn Anh Tuấn. sn 23/2/1990 . Tiểu khu I, thị trấn Mai châu, Hoà Bình. cmt số 113436097 cấp 22/11/2010 tại mai Châu. Tuấn thuê xe vespa lx và cầm đồ tại đường láng, may mà xe này cài gprs nên Hoàng đã chuộc được về. Sau 4 tháng làm việc với Tuấn, ông ngoại của tuấn tên là Liêm và mẹ đẻ là Bùi Thị Mai ( gv trường tiểu Hoc) tại Mai châu, họ quyết định đứng ra trả hết số tiền mà Tuấn cầm được xe từ hiệu cầm đồ là 15triệu đồng (không tính tiền lãi và chi phí đi lại khác) để giúp Tuấn tránh được cảnh tù tội. Đến ngày hẹn thì họ thanh toán cho H 9 triệu và xin 6triệu vì không thể thanh toán nốt hộ Tuấn. Việc này cũng không thể trách gd Tuấn được vì họ làm hết sức rồi!!! Hiện tại Tuấn cũng trốn nhà và k liên hệ lại với H để xlý nốt tồn đọng, Nghe ông Ngoại nói là Nguyễn Anh Tuấn còn lừa xe máy của bạn bè để cầm cắm ( không trừ cả người yêu tên là Tú học dh ngoại giao theo ông Liêm nói vậy) H đã cho Tuấn cơ hội để thay đổi nhưng rất tiếc.......T còn đi xa hơn H nghĩ. Hãy liên lạc lại để trả tiền cho H rồi thanh lý HD , H còn đang giữ cmt + bằng thcs của T. Hi vọng T hiểu và xử lý tình cảm tiếp nếu không H vẫn đưa T ra pháp luật để xử lý đấy. 4) Nguyễn Nhật Tân sinh ngày 19/7/1975 Hiện tại vẫn HK thuong tru tai 195b đội cấn Nguyên quán Hương sơn - Hà tĩnh , Sinh ra ở Hà Giang, chỗ ở cũ của bố mẹ là Tuyên Quang. số cmt 012972784 cấp ngày 6/7/07 tại Hà nội Hiện tại vẫn đang làm việc tại BID Bảo Hiểm Tiền Gửi Việt nam. Trụ sở chính tại 191 Bà Triệu , Tháp B VINCOM TOWER đT: 043 9742886 hoặc 04 3 974 28 75 máy lẻ 8111. Đt di động : 01648021118 , 0936559111,01645653885 (hiện đang ò e í) " nhưng không gặp được vì bà trưởng phòng quản lý nguồn nhân lực tầng 19 vp toà nhà DIV không mún cung cấp thêm thông tin cá nhân về đồng chí lừa đảo này hiện đang ở đâu sợ bị ảnh hưởng uy tín hoặc sợ liên luỵ ???" có lẽ cũng nhiều người đến hỏi thăm về hắn, đặc điểm nhận dạng : nước da ngăm đen, mắt hơi thâm quầng, giọng nói qua đthoại rất lởm, gặp trực tiếp thì thấy ăn nói dẻo mỏ. Nay anh em nào bít thông tin Nguyễn Nhật Tân ở đâu xin báo giúp sô 0904 2323 41, 092 829 0000 Nếu các bác biết ai trong số những kẻ lừa đảo này đang ở đâu xin giúp em thông tin đê em tìm và xử lý. gặp được người là các bác sẽ có chầu nhậu thoả mái + hậu tạ. Hiện tại có thể Tân đang sử dụng phương tiện lừa đảo là chiếc xe Honda Esky màu ghi dán trắng biển số 14k8 - 9658 . số khung 51017865 số máy 51024375 cấp tại quảng ninh. Đối tượng này chắc đã lừa đảo nhiều và có tổ chức, hắn còn giới thiệu những người khác " Tên là Xuân lai xe cho DIV 191 Bà triệu. dt 01696591952 đến thuê xe máy bên mình với các chiêu thức và giấy tờ tương tự như thẻ đảng viên, giấy chứng nhận đang công tác tại DIV 191 Bà Triệu...nhưng nhờ phát hiện kịp thời nên đã không cho thuê, Công an cũng đã thăm bác Xuân này nhưng chưa có động tĩnh gì vì chưa thành án nên tạm thời để đó, Tân thấy động Hắn liền bỏ trốn và tắt toàn bộ máy. Thanks các bác nhiều

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

cho thue xe may di phuot
















-











Loại xe/ Type of Motobike
*1 ngày/ 1day Rental Cost in USD :

Honda Motor
-$7 Dream 100cc Manual
-$7 Wave 110cc /Wave 100cc Manual
-$9 Future Neo 125cc Manual
-$ 15 Click 100cc / 15Air blade 110cc
Tuan/Week from 35 $to $75
Thang/Month from $75 to $125

Sym Motor
ngày/ day Rental Cost in USD :
-$ 8 Attila 125,6cc
-$10 Elizabeth 125 cc
-$ 6 EZ 110cc Manual
-$10 Joyride 115cc / Elizabeth 125 cc
-$18 Wolf 125cc Brand new 2011 Manual $ Cluch
Week / Tuan From 28$ to $125
Thang/Month from $55 to $195

Yamaha Motor
ngày/ day Rental Cost in USD :
-$ 8 Nouvo RC115cc
-$ 7 Mio Maximo 115cc
-$ 15 Nouvo LX 135cc
-$ 8 Jupiter 115cc Manual
-$ 8 Taurus 115cc Manual
-$ 7 Sirius 110 Manual
Tuan/Week from $35 to $55
Thang/Month from $75 to $115

Suzuki
-$7 Shaphier 125cc Automatic
-$9 Bella 125cc Automatic
-$7 Smash 110cc Manual bike

Minsk
ngày/ day Rental Cost in USD :
-$12 vmvz112cc
-Tuan/Week from $ 55 to $85
-1Thang/Month from $90 $150
Nhiều ngày Long term Available

- You need a good Motor Bike to travel
- You need to repair your Motorbike perfectly with reasonable price
- You need to exchange your Motorbike with no fee
- You need to sell your Motorbike!
Cong ty TNHH ESPOIR Chuyên cho thuê các loại xe gắn máy tay ga cao cấp. Ban có nhu cầu cần thuê xe máy để đi lại? Hãy gọi cho chúng tôi Tel:04) 66 50 50 19 HP : 092 829 0000 / 0904 274 129 / 0904 23 23 41 / 0922 586 122 Với đủ các loại xe tay ga , xe so cao cấp, đời mới đáp ứng mọi yêu cầu của bạn như Wave 110cc, Dream100cc, Attila 125cc, Ez 110cc, Nouvo 2mat 115cc, Nouvo LX 135cc, Air Blade SCR,…Giao xe tan noi, Thủ tục đơn giản, giá cả phải chăng!
Email to:chothuexemay@yahoo.com Website: http://chothuexemay.net or http://chothuexemay.blogspot.com/
"We are here to serve and make your way easier "

The cost bellow are base on pick up and return the motorbike from our office in Hanoi.If you want to return the bike from other destination such as Sapa, Hue, Da Nang, Ho Chi Minh City...you will have to pay for the return the motorbike to Hanoi.

Hướng dẫn sửa xe máy cơ bản khi đi phượt



Sau đây là bài học về sửa xe các tềnh yêu nhé.

Bài học này gồm 4 phần theo mức độ từ dễ đến … dễ keke:

* Phần I – Tháo/Lắp bánh trước
* Phần II – Tháo/Lắp bánh sau
* Phần III – Vá xe, thay săm
* Phần IV – Kiểm tra và thay Bugi



I. THÁO/ LẮP BÁNH TRƯỚC

1. Dụng cụ: Chòng 19, chòng 17

2. Cách làm:

- Dùng chòng 19 hoặc 17 (tùy xe) để tháo ốc – Các bạn quan sát trục xe sẽ thấy trục bánh trước của xe có 1 thanh xuyên từ bên này sang bên kia, 1 bên là mũ đinh, 1 bên được bắt lại bằng vít, chúng ta sẽ vặn đằng vít nhé.

- Sau khi đã tháo đc cái trục xuyên từ bên này qua bên kia đấy rồi, chúng ta sẽ tách được vành xe (vẫn còn lốp và săm) ra khỏi trục. Nếu vá hoặc thay săm, lốp thì tham khảo tiếp phần III nhóe ;) ). Tuy nhiên trong lúc chúng ta tháo cái trục dài ngoằng đấy sẽ có 1 thứ rơi ra cùng cái bánh đó là 1 cái trục tròn (gọi là trục căn- nó cùng phía với bên bắt vít í), nhớ là có cái đấy để lúc lắp lại thì cho vào, quên là xong đấy ;) )

- Rồi, bây h chúng ta đã tách được hoàn toàn bánh xe ra khỏi khung. Khi thực hành, các bạn sẽ thấy, bánh trước kết nối với khung không chỉ qua cái trục chính như ở trên đã nói, mà còn qua 1 bộ phận, ốp trực vào phần tâm của bánh trước. Trong bộ phận ốp đấy có 2 cái ngạnh (tạo thành 1 đường thẳng), trong phần bánh xe được ốp cũng có 2 cái ngạnh (tạo thành 1 đường thẳng). Khi lắp bánh vào, các bạn lưu ý lắp sao cho 2 đường thẳng đó vuông góc với nhau

- Cuối cùng, lắp lại trục căn, trục chính và bắt vít thật chặt là oki

- Kiểm tra: quay bánh xe, bóp chặt phanh và vặn thật chặt ốc.



II. THÁO/ LẮP BÁNH SAU

Phức tạp hơn bánh trc 1 tí do có phần phanh và cũng nhiều thứ linh tinh rơi ra hơn ;) )

1. Dụng cụ: Chòng 14 – 17, cờ lê 12, 17, 19

2. Cách làm

- Lấy chòng 14 -17 tháo phanh

- Lấy cờ lê 12 vặn chốt ( nối bat may ơ ) ~> 1 chốt, 1 long đen

- Thao tác 2 bên nhé: bên phải dùng cờ lê 19 giữ chặt, bên trái lấy chòng 14-17 tháo vít ra.

- Bây h chúng ta có thể rút đc trục bánh sau ra rùi (lưu ý: không được rút hết, chỉ rút ít thoai).

- Như vậy là 1 bên bánh xe vẫn dính ở trục, 1 bên thì free đúng không. Mình sẽ thao tác: vá xe, thay săm ở bên free đó (vá xe, thay săm tham khảo phần III nhé).

- Sau khi đã thay xong, chúng ta lắp lại các bộ phận theo nguyên tắc tháo sau lắp trước.

- Bánh sau cũng sẽ có 1 cái trục căn như bánh trước, các bạn cho trục căn vào rồi đẩy trục chính sang, 1 số xe có bộ phận tăng xích, các bạn nhớ lắp ốp nó vào nhé.

- Oki, bây h chúng ta vặn ốc trục chính, vặn hờ thôi nhé.

- Giữ bat may ơ và luồn ốc vào, lắp miếng cao su, tra long đen rồi vặn ốc thật chặt

- Vặn phanh: vừa vặn vừa thử độ phanh chân, lưu ý là cái ốc vặn phanh nó ko bao h chặt nhé, đừng có cố vặn chặt nó ;) )

- Cuối cùng là siết chặt ốc trục.

III. VÁ XE, THAY SĂM

1. Dụng cụ: bộ móc lốp, kim để xì hơi bánh xe, kìm, giấy ráp, keo, miếng vá, búa

2. Cách làm:

- Tháo săm ra nhé ( dùng móc lốp)

- Để biết nó thủng chỗ nào thì bơm săm lên rồi nhúng vào nước nhé, chỗ nào sủi bọt là chỗ đấy cần vá

- Okie, đã xác định xong chỗ cần vá ~> lấy kim xì hơi xăm xe

- Dùng giấy ráp đánh cái chỗ đấy, đánh để phần đấy đen sì, hết bụi bẩn. Một số loại săm có đường gân ở giữa, đánh chìm luôn đường đấy nhé

- Bóp 1 ít keo ra, dùng tay dàn đều keo vùng cần vá

- Bóc miếng vá, đợi keo khô (thổi nhé ;) ) ) ~> dán miếng vá vào, lấy 2 ngón tay vuốt đều

- Dùng búa đập cho chắc, lấy ta vê cho miếng vá mềm.

- Xong, nhét lại săm vào lốp. Nhét van săm vào lỗ van ở vành trước. Khi nhét hết săm, ta dùng móc lốp gài lốp vào vành xe. Phải cẩn thận, nếu không rất có thể móc lốp sẽ làm rách săm thì hay ;) )

- Lắp vít van săm vào và bơm bơm bơm

- Lưu ý:

+ Trước khi cho săm vào, các bạn kiểm tra lốp bằng cách rờ tay vào trong lòng lốp, xem có dị vật gì không, lấy ra hết, nếu có đinh hoặc gạch cắm vào lốp, các bạn dùng kìm gỡ nó ra nhé, không thì thay 100 cái săm cũng ko lại ;) )

+ Khi móc đến đoạn cuối của lốp sẽ khó khăn hơn, 1 mẹo nhỏ là các bạn dùng tay bóp phần lốp đã cài trước đó, việc này sẽ làm cho những cái móc lốp cuối cùng của chúng ta nhẹ nhàng hơn ;) )

+ Van săm sẽ có 3 cái ốc, 1 cái ở trong vành và 2 cái ở ngoài vành, nhớ lắp cho đúng nhóe

+ Đối với săm mới, cái ốc ở trong vành sẽ lỏng lỏng, các bạn nhớ vặn chặt nó trước khi nhét em săm vào trong anh chị vành và lốp nhé.

+ 1 cách thử xem van có vấn đề gì hem là: lấy 1 tí nước bọt (hơi bẩn 1 tí nhưng mà luôn luôn sẵn có) bôi vào van, nếu van tốt thì ko có hiện tượng gì, còn nếu thấy có nổi bóng thì là van đang having big problem nha.

>> Dễ phải hem nào (ngày xưa mỗi lần đi sửa xe đạp toàn ngồi hóng, chắc cũng dễ hình dung phải hem :D )

IV. KIỂM TRA/ THAY BUGI

Lưu ý (TO ĐÙNG):

- Có thể ta gặp sự cố với bugi khi đang đi đường, khi động cơ đang RẤT NÓNG, nhất là phần chứa bugi và vùng lân cận nó,

- Bugi chính là bộ phận phát điện cho động cơ nữa, ĐIỆNN MẠNH đới, tương đương điện cao thế chứ chả vừa K thế nên là đề nghị các đồng chí hết sức bình tĩnh, cẩn thận nhé J

- Khi xe ko nổ máy đc là lúc bạn nên dừng lại kiểm tra bugi của mình (loại trừ trường hợp do … hết xăng hoặc khóa xăng nhé) >> TẮT MÁY

1. Dụng cụ: Dụng cụ tháo bugi, tuốc nơ vit,

2. Cách làm

- Bugi là cái có màu trăng trắng, nằm ở cái vùng rất nhạy cảm và khó tìm – gầm xe, giữa 2 yếm trước.

- Tháo bugi để kiểm tra: Rút tẩu ra khỏi bugi (tẩu là cái phần cục đen đen nối trực tiếp với bugi, có hình dạng giống cái tẩu í ;) ) sr, văn tả đồ vật của em nó chỉ đến đc dư lày thôi.

- Rút tẩu ra khỏi phần dây đen đen (gọi là dây mô bin) . Thử điện ở đoạn dây này bằng cách cầm cách đầu mút của dây 4 -5 cm, sau đó đề máy lên thử. Đưa đầu mút dây vào gần bộ phận nào bằng kim loại, nếu thấy nó phát tia lửa điện nhỏ nhỏ là oki. Kiểm tra cái này rất nguy hiểm, vì khi đề máy, cái dây này nó như là 1 dây điện 220V ở nhà mềnh í, ko cẩn thận là toi, nên nhớ là cầm cách đầu mút 4-5 cm nhé, ko thì điện nó hút bạn đấy, điện cũng có lực hấp dẫn đấy ;) )

- Cứ giả sử cái dây đây ko lèm seo nhé, bi h chúng ta kiểm tra bugi: 1 số xe thì tháo ra rất dễ, 1 số xe tháo hơi khó thì các bạn dùng tuốc nơ vít tháo 1 con ốc ở yếm ra nhé. Sau đó, dùng dụng cụ tháo bugi và tuốc nơ vít để tháo bugi ra (làm mọi cái này trong tình trạng tắt máy xe nhá).

- Bi h chúng ta sẽ thử bugi: lắp tẩu, dây mô bin và bugi thật chặt, nhét đầu trắng của bugi vào tẩu đến lúc nào ko nhét đc nữa thì thôi. Thử cái này cũng tương tự, cầm xa xa 1 tí nhé, sau đó cũng đề máy và tì bugi vào sắt (vừa nãy là để gần, bi h là tì vào nhé, tức là cho tiếp xúc luôn với sắt í). Nếu có tia lửa chứng tỏ bugi của bạn còn ngon chán, tắt máy đi, lau sạch bugi và lắp lại là lại có thể lên đường. Nếu ko thấy tia lửa thì thay em bugi mới, nhớ tắt máy trc khi thay đấy ;)

- Lau xong hoặc thay xong, lắp lại bugi, lưu ý, cắm đầu có ren vào trước, dùng dụng cụ tháo bugi để lắp lại như cũ.

KẾT LUẬN: nói chung là ko khó chút nào!

;) )

(Nguồn tham khảo từ: Billy Vuong)

Kinh nghiệm đi xe máy phượt theo đoàn



//Trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn ý thức và cẩn thận.

Điều đầu tiên: “Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn.”

1.Dẫn đoàn & Chốt đoàn làm gì?

Nguyên tắc:

- Dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ anh em cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, anh chị em dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc join đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho anh chị em dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ.

- Chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu.

>> Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

2. Xế/ Ôm lưu ý gì?

- Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến chiếc xe yêu quý của mình

- Để tránh thủng săm do cán phải đinh, các xế không nên cho xe chạy sát lề bên phải đường mà nên chạy ở khoảng 2/3 đường. Lý do: đinh trên đường thường bị các xe ô tô đánh bật sang lề đường

- Các xe đi trong đoàn nên bật đèn (ngay cả khi trời sáng) để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe chạy theo đoàn.

- Các xế và ôm phải liên tục chú ý đến tín hiệu giảm tốc, tăng tốc, báo có chướng ngại vật của xe đi trước để ra tín hiệu cho xe sau biết mà tránh (hoặc nếu phát hiện chướng ngại vật bất chợt cũng cần chủ động báo cho xe sau được biết)

- Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay Cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60km/h) đảm bảo an toàn.

- Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn – khoảng 20m – tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa. Tưởng tượng như vết chân các bác để lại trên cát ấy. Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách là thế này. Mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau (qua gương, xế tuyệt đối ko được ngoái đầu nhìn lại) và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và thằng đằng sau cũng đi đúng theo mình.

- Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các ÔM sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với ÔM của leader hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế các ôm lưu ý có số của tất cả các ôm khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các xế cũng cần chỉ đạo các ôm quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

- Xế cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với Ôm cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn.

- Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu.

- Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, ko dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

- Qua ngã ba ngã tư ko thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

3. Không phạm cấm kị

- Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

- Tuyệt đối không được tách đoàn.

- Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đường.

- Các vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

- Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi ( đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo.

4. Vượt Ô-TÔ

- Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta ko biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao.

- Chỉ được vượt bên trái.

- Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

- Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Ko thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

- Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

- Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe điên đi lấn hết đường và ko thèm tránh ai cả.

5 . Đi đường đèo dốc :

- Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

- Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click…), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

- Cách nhau tối thiểu 10m, nếu ko sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

- Khi lên dốc, nếu vít ga ko thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối ko phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

- Các xe phổ thông, đời ko quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau ko khét. Khi xuống dốc khói xe ko khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ ko phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét)

- Khi xuống dốc KHÔNG ĐƯỢC CẮT CÔN ĐỂ XE TRÔI TỰ DO. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

- Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

6. Đi đường xấu : bùn lầy, sỏi đá, nước chảy ngang đường.

- Đi tốc độ chậm < 20 km/h.

- Sử dụng số thích hợp: 3, 2, 1

- Tránh đi các loại xe có gầm thấp hoặc có chắn bùn sát bánh xe.

- Quan sát đường chọn vị trí thuận lợi nhất băng qua, có thể nhìn theo xe trước để biết.

- Nhớ kiểm tra và chỉnh lại các túi đồ tạo cảm giác thăng bằng nhất cho xe.

- Khi vượt qua bùn lầy giữ chắc tay lái và ga đều tay. Nếu đoạn nào khó đi quá thì báo cho Ôm xuống xe đi bộ qua còn Xế điều khiển xe từ từ vượt.

- Nên đi thành từng lượt, không nên vượt xe nhau ở đoạn đường này.

CHÚC CÁC BẠN LÊN ĐƯỜNG MAY MẮN !

(Nguồn tham khảo từ: Jeny Thuy)

Đồ dùng cần chuẩn bị khi đi phượt bằng xe máy




1. XE CỘ

- BẢO DƯỠNG XE TOÀN BỘ:

+ Thay dầu trước khi đi.

+ Kiểm tra lốp xe trước chuyến đi, đảm bảo lốp vẫn còn độ bám tốt và ko bị “cắn săm”, lốp nếu độ bám bắt đầu giảm thì cũng nên thay luôn.

+ Kiểm tra ắc quy, còi, đèn pha, đèn hậu, xi-nhan, bugi… Tất cả phải ở trong tình trạng tốt nhất!

+ Lắp đủ 2 gương.

- GIẤY TỜ TÙY THÂN:

+ CMND (nên có),

+ Đăng ký xe (bắt buộc),

+ Giấy phép lái xe (bắt buộc),

+ Bảo hiểm xe (bắt buộc)

+ Hộ chiếu (phòng trường hợp đi vùng biên muốn xuất cảnh- nên có)

- MŨ BẢO HIỂM (nên dùng loại có kính, càng kín gió càng tốt): đi phượt bằng nói chung là việc mạo hiểm vì vậy cần dùng loại mũ tốt, ko dùng những loại chỉ có tính chất “đối phó”.

- PHỤ KIỆN CHO MŨ BẢO HIỂM (che tai): có tác dụng giữ ấm tai rất tốt!

- TÚI ĐỒ SỬA, VÁ XE: Đầy đủ các dụng cụ để vá xe, sửa chữa nhẹ, bơm xe, Nên chuẩn bị thêm cả vòi cao su nhỏ và bình nước lavie loại 1,5l để dùng trong trường hợp cần hút xăng giữa các xe hoặc mua xăng khẩn cấp.

- DÂY CHẰNG BUỘC ĐỒ: nên có 3-4 cái, nên chằng ba lô đằng sau và đằng trước xe. Tốt nhất là dây chun cắt từ săm ô tô mua ở mấy cửa hàng bán vật liệu XD.

- SĂM, BUGI: mỗi xe chủ động chuẩn bị theo 2 săm và 1 buzi theo đúng chủng loại xe của mình nhé!

- ĐỔ ĐẦY XĂNG TRƯỚC KHI LÊN ĐƯỜNG: Nguyên tắc hành quân theo đoàn là cố gắng ko dừng đổ xăng lẻ tẻ dọc đường vì vậy trước khi xuất phát các xe đều phải đổ đầy xăng, trên đường hành quân cả đoàn chỉ dừng đổ xăng tại những điểm nhất định (trừ những trường hợp khẩn cấp).

- 02 BỘ CHÌA KHÓA XE: xế giữ 1 – ôm giữ 1 (nếu xe đi độc hành thì chuyển chéo chìa còn lại giữa các xe).

- TÚI NILON MỎNG MÀU VÀNG (mỗi xe từ 5 – 7 túi nhé) + băng dính: dùng trong trường hợp sương mù (gặp sương mù thì nhanh chóng lấy túi này che đèn xe nhé, chống chỉ định bật đèn pha vì dễ gây lóa mắt cho xe đối diện và làm cho thị lực của xế giảm khi đi trong sương mù).

2. ĐỒ DÙNG ĐI ĐƯỜNG

- BA LÔ: Mỗi xe cần:

+ 01 Balo loại nhỏ – để phía trước xe máy: Chứa những đồ dùng khẩn cấp và thường xuyên dùng trên đường như: máy ảnh, áo mưa bộ (chống chỉ định áo mưa cánh dơi nhé); ô (trước khi kịp mặc áo mưa vào người thì “những cơn mưa bất chợt” sẽ “ko làm ta bối rối” :D ); nước (mỗi xe cần 2 chai lavie 0,5l + 1 bình giữ nhiệt chứa trà hoặc café), đồ ăn nhẹ (bánh, kẹo, ômai…), đèn pin, thuốc men.

+ 01 túi bưu tá – dùng thay balo: cái này mua ở Hà Trung, giá khoảng 200K/ chiếc, có 2 ngăn lớn đủ cho cả xế và ôm :D . Cực kỳ hữu dụng khi đi đường xa, vì nếu buộc balo đằng sau thì thời gian đổ xăng sẽ bị kéo dài và quan trọng nhất là chỗ ngồi nhỏ hẹp, gây khó khăn cho cả xế lẫn ôm.

- ĐỒ ĐIỆN TỬ (điện thoại, máy nghe nhạc, máy ảnh, sạc pin…)

+ Điện thoại: Sóng khỏe, pin “trâu”, có tai nghe (đi đường nên dùng tai nghe để tránh xảy ra tai nạn), có GPS thì càng tốt (đề phòng… bò lạc :D ). SIM nên dùng của một trong 3 nhà mạng: Vinaphone/MobiFone/Viettel có độ phủ tốt ở các vùng sâu vùng xa.

+ Sạc pin: máy ảnh, điện thoại… >> tránh trường hợp quên ở nhà, lúc đó thì chỉ có cách khóc hận thôi ;) )

+ Máy nghe nhạc (ipod, sony walkman …): nhạc cũng giúp giảm cơn buồn ngủ, nhất là khi bạn vừa phượt giữa mênh mông núi rừng và nghêu ngao hát… “người đàn ông không bướm hoa” :D

- KÍNH ĐI ĐƯỜNG: Đi đường xa, đặc biệt là trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì kính đi xe là cực kỳ quan trọng. Nên có 2 loại kính:

+ Kính đi đường ban ngày: có thể là kính đen, kính râm, kính đổi màu.

+ Kính đi đường ban đêm: kính trắng.

Có thể dùng loại kính bảo hộ lao động, mua rất dễ dàng tại các cửa hàng phố Yết Kiêu (khoảng 20k/chiếc), có cả loại kính trắng và kính đen. Các loại kính này ưu điểm là dùng buổi tối ko bị lóa đèn pha xe ngược chiều. Nếu mắt bị tật (cận, viễn, loạn..) => Nên có cả kính thuốc trắng (đi ban đêm) và kính thuốc đổi màu (đi ban ngày).

- GĂNG TAY:

+ Găng tay lái xe (rất nên có găng tay khi đi) tạo cảm giác, nắm chặt hơn, đỡ xây xước bàn tay nên chẳng may bị đổ xe phải chống tay xuống đường. Có thể mua loại găng tay lao động bằng len, có hạt nhựa ở long bàn tay ở các cửa hàng bảo hộ lao động trên phố Yết Kiêu, giá vài k/đôi. (1D, 1B Yết Kiêu nhé).

+ Găng tay nilon: Đề phòng có mưa nên cả nhà mang theo cả găng tay nilon loại dùng làm bếp trước khi đi găng tay ấm ra ngoài nhé. Mùa Đông thì nên đi găng tay da cho ấm. Nên có 2 đôi găng tay để thay đổi khi ngấm sương hoặc bị mưa ướt.

- KHẨU TRANG: Không thể không có, nên mang theo 3 chiếc để dự phòng (nếu có khăn Mông là tốt nhất, vừa ấm, vừa thoải mái lại có thể sử dụng để giữ ấm cổ)

- GIẦY – DÉP – ỦNG:

+ Giầy đi đường: tự chuẩn bị nên dùng giầy thể thao hoặc leo núi (tham khảo kinh nghiệm đồ leo Fan)

+ Dép nhựa nên mang thêm đôi trong Balô để lội suối hoặc đến nhà nghỉ dùng cho tiện.

+ Ủng cao su: nên mang theo đề phòng mưa hay phải lội bùn.

+ Ủng nilon: để đi bên ngoài giầy hoặc bên trong (tùy thích) để chống mưa, có điều nhanh rách nên sẽ cần mỗi người vài đôi ạ (ĐC: cũng mua ở Yết Kiêu nhé). Ngoài ra cũng có thể mua loại ủng đi mưa (giá 100K), có thể mua ở BigBox 77 Khuất Duy Tiến (04.6672.8913), bạn có thể tham khảo thêm về phụ kiện đi xe máy trên website: bigbox.vn

- BỌC ĐẦU GỐI & KHỦY TAY (giá khoảng 350K): bạn có thể tham khảo ở bigbox hoặc umove ở 111 Láng Hạ (website: umove.con.vn)

- KHĂN QUẢNG CỔ: chống chỉ định khăn len nhé, nên dùng khăn vải hoặc khăn rằn để nếu có bị ướt thì còn dễ dàng hong khô J.

- ĐỒ ĂN cung cấp năng lượng (Cái này đi đường rất cần vì đường đi APC không nhiều thị trấn): Trang bị theo xe.

+ Socola: ăn vào phát năng lượng lên vùn vụt.

+ Bánh kẹo: tùy khẩu vị.

+ Đồ ăn đóng hộp.

+ Nước: mỗi người cần 1 chai 0,5l, khi nào hết thì đến các điểm nghỉ chân nên bổ sung ngay.

+ Trà, café (cực kỳ cần vì đi đường dài dễ gây mệt mỏi và buồn ngủ): Nên mua loại bình giữ nhiệt loại 0,5 lít hoặc to hơn trong siêu thị để pha café mỗi sáng và mang theo trên đường. Sẽ rất buồn ngủ đấy, nên mang nhiều cho cả xế và ôm. Ngoài ra cũng nên mua mỗi xe 1 gói kẹo café Kopiko dự trự.

- QUẦN ÁO ĐI ĐƯỜNG: nên mặc quần áo dày, chống gió, bụi và khi ngã xe chống được thương tích do xây xát tay chân với mặt đường. Hay nhất là đầu tư bộ quần áo chuyên dụng để đi mô tô, có điều là …. đắt :D

//Tất cả quần áo, đồ dùng trước khi cho vào balo đều nên bọc lại = túi nilon loại dày dặn nhé.

Cụ thể:

+Áo mưa: thời điểm chúng ta đi sẽ rất lạnh nên cả nhà nên mua áo mưa bộ (loại 2 lớp) vừa có tác dụng chống nước vừa có tác dụng chống lạnh (như 1 áo khoác ấm rùi). Địa chỉ: cũng gặp chú Yết Kiêu luôn :D Hãng Thủy Sơn là vừa rẻ vừa ổn, giá khoảng 160K – 180K.

//Không chơi áo mưa giấy hay loại cánh dơi, xẻ tà, tung bay rất cản gió và nguy hiểm.

+ Quần áo đi đường: 1 – 2 bộ (đề phòng bị ướt còn có cái thay thế)

+ Quần áo mặc bên trong: mỗi ngày 1 bộ (áo phông và…. :D )

+ Quần áo mặc đi ngủ: 1 bộ

+ Áo len: 2 chiếc

+ Áo gió: 1 chiếc

+ Áo VN: Phục vụ nhu cầu “điệu” ;) )

- ĐỒ VỆ SINH CÁ NHÂN (khăn mặt, bàn chải, xà phòng, dầu gội, bông tắm… tùy nhu cầu, thậm chí nhiều anh em còn mang kem dưỡng da, nước rửa mặt, sửa tắm, nước hoa… :D )

- TÚI SƠ CỨU CHẤN THƯƠNG:

+ Bông, gạc, băng, thuốc sát trùng, thuốc đau đầu, đau bụng (berberin), viên hạ sốt (panadol viên nén dài rất thích hợp)….

+ 1 túi salopas, 1 lọ deepheat để bôi giảm đau cơ khi leo núi, dầu gió (bạch hổ hoạt lạc cao nhé), cần cả vài gói Arezon (loại dành cho trẻ em uống khi tiêu chảy ấy) để uống phòng khi mất nước.

- TÚI NILON:

+ Túi nilon to dùng để bọc balo: cái này tớ sẽ mua cho đoàn.

+ Túi nilon cỡ nhỏ và vừa dùng để chứa quần áo bẩn và RÁC.

- DỤNG CỤ: dao; kéo; đèn pin (dùng để tắc kè hoặc xử lý sự cố khi phải đi đêm); máy sấy tóc (đặc biệt cần, vì ngoài việc dùng để sấy tóc còn cần dùng khi sương mù hay mưa làm ướt sạch những thứ cần khô, và ko thể chờ nhau cả đêm chỉ để đến lượt sấy quần áo :D …)

- GIẤY ƯỚT (cái này sẽ rất hữu dụng đấy :D )

- DÂY THỪNG DÀI: cần khi chuyến đi có leo núi.

3. CHUẨN BỊ CHUNG THEO ĐOÀN:

- Bản đồ.

- Danh sách thành viên tham gia chuyến, đầy đủ xế ôm, bao gồm các thông tin:

+ Họ tên

+ Số điện thoại

+ Ngày sinh

+ Email

+ YM/FB

+ Vị trí xe đi trong đoàn (đánh theo số thứ tự)

// Phát cho tất cả các thành viên.

- Với các chuyến đi dài ngày, nên có lịch trình cụ thể cho từng ngày để mọi thành viên đều nắm rõ.

- Cờ cỡ nhỏ buộc vào mỗi xe để dễ nhận ra nhau khi di chuyển J

- Cờ cỡ to: để pose chung cả đoàn!

CHÚC BẠN LÊN ĐƯỜNG MAY MẮN!

(Nguồn tham khảo từ: Jenny Thuy)

Phượt bằng xe máy, cách nào? how to go offroad ?



Nhiều bạn rất muốn tự tổ chức một chuyến du lịch bụi bằng xe gắn máy nhưng thiếu thông tin về đường đi, chổ nghỉ... nên thường băng khoăn ngần ngại. Thật ra thì hiện nay, thì khuynh hướng "Phượt một chuyến" hay "bụi một phen" đã phổ biến đến rất nhiều người cả già lẫn trẻ... và không quá khó khăn như bạn nghĩ.

Du lịch theo cung cách tự tổ chức, nói nôm na là phượt hay du lịch bụi cho bạn cái cảm giác vô cùng thú vị. Bạn sẽ thụ hưởng hoàn toàn sự tự do, muốn đi đâu, ở đâu tùy ý, muốn ngồi trên một mõm đá ngắm trời biển mênh mông trong tiếng gió thổi vi vu hàng giờ cũng không có ai quấy rầy - Sẽ không có giọng hướng dẫn viên thúc hối trở về xe như các tour thông thường. Cả trong việc ăn uống ngủ nghỉ: tất cả là quyền của bạn khi chọn ở đâu hay ăn gì, khi nào ngủ, giấc nào dậy…

Vậy cách nào để "phượt một chuyến"? Bạn xem bài sau đây sẽ thấy đó là một chuyện thật nhỏ...
.
Your Ad Here
Đi đâu?

Trước tiên: bạn cần xác định mình sẽ đi đâu và thời gian dành cho chuyến lãng du được mấy ngày. Với xe gắn máy cho chuyến đi phượt thì mỗi ngày chỉ nên đi trên cung đường khoảng tầm 200km thôi. Có vẻ ít? Thật ra thì tùy bạn, tự do mà. Cưỡi xe gắn máy mỗi ngày 300km hay hơn nữa có thể là chuyện bình thường với nhiều người nhưng lái xe trên đoạn đường dài sẽ tiêu hao khá nhiều thời gian trong những ngày nghỉ quý giá của bạn đấy.

Vả lại, việc lái xe nhiều sẽ làm bạn mệt mỏi khi đến đích, giảm sự hưng phấn, bớt hứng thú để khám phá những cảnh vật tuyệt đẹp nơi đến. Bạn cũng cần lưu ý rằng trên đường đi cũng sẽ có nhiều nơi mà mình sẽ không thể nào cưỡng lại được việc dừng xe để ngắm cảnh, thăm thú - Thời gian của chuyến đi cần tính toán tới những khoảnh khắc tuyệt như mơ này. Vậy nếu bạn có thời gian dành cho chuyến phượt là 2 ngày thì tầm xa sẽ khoảng dưới 400km, 3 ngày là 600km... và nhớ cộng thêm thời gian khứ hồi.

Xác định đích đến bằng ý thích hay bạn bè mách bảo. Ví dụ những nơi bạn từng nghe, từng biết đến như Đà Lạt, Vũng Tàu, Mũi Né... Nếu chưa rành thì bạn có thể xem bản đồ hay vào các web du lịch để tìm một địa danh, ví dụ như blog DulichGO! các chuyên trang du lịch trên mạng (các web này rất nhiều nếu bạn search bằng từ khóa "du lịch"). Sau khi chọn được một nơi vừa ý trong tầm xa dự tính của số ngày rồi thì bạn sẽ tính toán đường đi.

Tìm đường đi?

Với kỹ thuật bản đồ vệ tinh hiện tại thì xác định đường hoàn toàn không khó nếu bạn dùng máy tính, laptop... để vào các trang bản đồ như Maps.google.com, Wikimapia.org, Worldmapfinder.com... Thậm chí nếu bạn có máy tính xách tay, máy tính bảng hay ĐTDĐ có 3G là bạn sẽ có ngay một bản đồ trực tuyến để xem bất cứ lúc nào trên đường đi. Một điều nên nhớ khác là "Đường đi trong miệng", bạn hãy hỏi người dân địa phương khi có thể - Những "cuốn cẩm nang sống" này đôi khi chỉ cho bạn một thác, suối đẹp như mơ hay một phong tục, tập quán là lạ mà chả mấy ai biết tới ngoài những người đã sống tại đó.

Điều kế tiếp mà bạn cần quan tâm là "chọn đường nào". Hiện tại rất nhiều đường mới mở hàng năm kết nối các tỉnh thành, tạo cho bạn thêm nhiều lựa chọn cung đường sẽ đi qua.
Hãy ví dụ là bạn muốn đi biển Lagi: Nếu theo đường truyền thống từ TP HCM ra xa lộ Hà Nội theo QL1A đến QL55 rẽ vào Lagi. Nhưng có một lộ trình khác độc đáo hơn là từ TP HCM qua Cát Lái, quẹo QL51 đến Bà Rịa. Từ nơi này có hai hướng: chọn QL55 để thẳng tiến hay quẹo ra Long Hải rồi theo đường ven biển với những bãi biển cực kỳ hoang sơ, cuối đường cũng sẽ là đích đến của bạn: thị xã Lagi.

Nếu không có những máy cầm tay có thể truy cập bản đồ trên đường đi thì bạn hãy vào internet điều nghiên trước và ghi chép vào quyển sổ nhỏ, đây sẽ là cẩm nang đường đi của bạn, do chính bạn tự thiết kế.

Xem dự báo thời tiết.

Bạn hoàn toàn không muốn gặp cảnh mưa rơi tầm tả trong chuyến phượt? Dĩ nhiên rồi.
Vậy để biết những ngày bạn chọn có thời tiết tốt hay không thì cần theo dõi nhưng tin dự báo thời tiết trên truyền hình, báo đài hay trong các trang web dự báo khí tượng thủy văn, ví dụ như www.nchmf.gov.vn. Xem dự báo và xem cả những ảnh mây vệ tinh - các ảnh này cùng hướng gió sẽ giúp bạn nắm bắt phần nào về chuyện nắng mưa tại vùng đất mà bạn sẽ thực hiện chuyến du phượt.

Chuẩn bị hành trang, xe cộ.

Quần áo mang theo cứ tính mỗi ngày một bộ, bạn có thể thêm một vài quần lửng, quần sóc, áo thun. Thứ này gọn nhưng chỉ dùng khi đến nơi, lê lết đây đó chứ tránh mặc khi chạy xe vì nếu ngã sẽ trầy hết.

Các thứ không thể thiếu như đồ vệ sinh cá nhân, thuốc đặc trị, khăn tắm, đồ bơi (nếu đi biển) soạn đủ và xếp gọn gàng trong một ngăn riêng cùng một ít bao xốp để đựng đồ đã mặc, rác. Cũng không nên quên máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc khó quên trong chuyến đi.

Về phương tiện: nếu chiếc xe dùng làm phương tiện của bạn không có vẻ bề ngoài hào nhoáng thì... càng tốt, bạn sẽ đỡ mất công giữ gìn vì khó tránh việc trầy xướt. Bề ngoài không đẹp nhưng xe phải có vỏ ruột không quá cũ và máy móc ổn định. Cả thắng trước sau, đèn và nhớt cần kiểm tra kỹ lưỡng trước chuyến đi để tránh việc hỏng hóc trên đường lãng du. Nếu bạn biết chút ít về kỹ thuật, biết vá xe và có một ít đồ nghề thiết yếu trong cốp thì tuyệt hảo rồi, không ngại gì nữa!

Chuẩn bị đủ giấy tờ cá nhân, giấy tờ xe - Không cần đem theo quá nhiều tiền, nếu có thì đem hờ theo thẻ tín dụng. Xếp sẳn gọn gàng vào ba lô, các thứ chưa xài tới dọc đường thì bỏ vào vali rồi rồi ràng chắc chắn lên baga: bây giờ thì bạn có thể lên đường được rồi.

Cách... đi và về.

- Nếu bạn thừa sức "dứt điểm" cả chuyện đi và về bằng xe gắn máy? Thật hoàn hảo vì bạn sẽ cảm nhận đầy đủ tất cả những gì tuyệt vời nhất trong chuyến đi. Có điều bạn nên chọn giấc 4 hay 5 giờ sáng, trời lúc này sẽ mát mẻ, không vướng chuyện kẹt xe khi ra khỏi thành phố, chắc chắn là bạn sẽ có đủ tâm trạng phấn khởi.
Cung đường đi nên chọn đường qua nhiều thắng cảnh đẹp cho dù có xa đích đến hơn một tý. Chả sao mà: Bắt đầu chuyến đi bao giờ cũng khỏe khoắn, mọi sự đều dễ dàng.

Trên cung đường về: lúc này bạn đã thỏa thuê rồi - đây là lúc chọn con đường ngắn và tốt nhất để về nhà, thường là các quốc lộ hay tỉnh lộ.

- Bạn ngại không đủ sức lái xe gắn máy suốt cả chuyến đi? Đừng lo: hãy xác định xem mình sẽ lái tốt trên đường đi hay cung đường về (vậy là bạn chỉ còn lái xe phân nữa cung đường thôi).

a. Nếu bạn muốn lái xe trên đoạn đường đi? Bạn cứ thoải mái chạy la cà các nơi mình muốn đi cho đến đích. Khi tới nơi này: bạn hãy bỏ chút thời gian xác định bến xe của địa phương đó và ghé vào đặt chổ trước cho chuyến về. Vé sẽ được giữ chổ cho bạn và những người đi cùng, cả chiếc xe của bạn nữa (xe gắn máy họ sẽ rút xăng ra và đặt nằm dưới hầm xe - do vậy mình không khuyên bạn đi xe mới).

b. Nếu bạn thích lái xe trên đoạn đường về? Bạn ra bến xe gần nơi mình ở và mua vé (ví dụ ở TP HCM thì ra BX Miền Đông, BX Miền Tây, Bến Phạm Ngũ Lão - nơi đón nhiều khách tây ba lô, BX Lê Hồng Phong...). Trao đổi trước với nhà xe nếu bạn muốn xuống tại một nơi nào đó không phải là bến cuối - nhà xe nào cũng sẳn sàng làm vừa lòng bạn.

Vài lưu ý nhỏ:
- Tất cả hãng xe đều có thông tin và điện thoại liên lạc trên mạng, bạn cứ tìm qua các công cụ tìm kiếm - ví dụ gõ "xe đi Nha Trang"...v.v. Từ số ĐT này, bạn có thể đặt và chọn chổ trước mà không phải đặt cọc - Đến ngày hẹn: ra bến trả tiền vé và lên xe.
- Cần thăm chừng mức xăng trong xe: làm sao để khi đến bến xe thì xăng trong xe của bạn chỉ còn chừng nửa lít thôi - nếu còn nhiều nhà xe cũng sẽ hút ra để phòng tránh hỏa hoạn. Khi đến nơi bạn sẽ đổ đầy, các cây xăng trên QL nhiều lắm, thường họ bán cả ngày đêm.

- Nhà xe thường có nhiều chuyến khởi hành từ ban ngày đến ban đêm. Bạn có thể chọn đi chuyến tối (ví dụ 20h). Các chuyến chạy đêm này thường là các xe 45 chổ giường nằm, giá cao hơn ghế nằm nhưng không đáng kể. Với các chuyến đêm: bạn lên xe: ngủ một giấc, đến sớm mai là thấy đến nơi rồi (ví dụ Nha Trang, Mũi Né...)! Xem ra mình "tiết kiệm" được một đêm, thú vị chưa?

Chuyện ăn và ở

Nếu không trùng dịp lễ tết hay cao điểm hè thì giá những dịch vụ này thường rẻ. Đã xác định chuyến đi của bạn là "phượt" hay "du lịch bụi" rồi thì cần tránh những khu vực... cao cấp như khu trung tâm, khu bãi biển... Đừng ngại xa, bạn có xe gắn máy đem theo mà - Ở không bao nhiêu nhưng đi chơi thì nhiều, vậy nên một phòng tại khách sạn hay nhà nghỉ trong một khu dân cư - nếu sạch đẹp, giá cả mềm mại chấp nhận được là ổn rồi. Tìm những nơi này hoàn toàn không khó, bạn chạy loanh quanh phố xá vài vòng là sẽ thấy rất nhiều, tha hồ khảo giá rồi lựa chọn - Gặp mùa "thấp điểm" cũng đừng ngần ngại... trả giá nhé, không có gì xấu hổ cả, chủ khách sạn hay nhà nghỉ cũng không muốn bỏ phòng trống trong mùa vắng đâu.

Việc ăn uống ngon và giá chuẩn nhất là tại các chợ địa phương. Không tỏ ra mình là khách du lịch, hãy hòa nhập với cộng đồng và thâm nhập từng ngỏ ngách để khám phá những món ăn độc đáo mà khó nơi nào có được. Đôi khi bạn sẽ bỡ ngỡ với cách tính tiền độc đáo: gắp ăn và tự đếm để cuối cùng nói cho người bán biết để người ta... tính tiền - một sự chân chất đến là... dễ thương!

Thỏa mãn mọi kinh nghiệm phượt hay du lịch bụi trong khuôn khổ một bài viết thì không thể. Tuy nhiên mình tin chắc là chỉ sau một chuyến đi thôi là bạn sẽ đúc kết được rất nhiều bí quyết dành cho những chuyến sau và... sau nữa. Mong rằng tất cả các bạn yêu thích du lịch trên mọi miền đất nước sẽ có những chuyến đi thật hoàn hảo.

Điền Gia Dũng – Blog Du lịch, GO!